Xe máy điện BMW CE04 về Việt Nam, giá gần 550 triệu đồng
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.Ngành nào nhận nhiều hồ sơ xét học bạ nhất trong đợt 1?
Liên đoàn, bộ môn đua thuyền Việt Nam và TP.HCM kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng trước hoàn cảnh ngặt nghèo của HLV Võ Văn Tìm, người có nhiều đóng góp cho đua thuyền Việt Nam.Hôm nay (12.3), ông Hoàng Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM nói với Thanh Niên: "Võ Văn Tìm nguyên là HLV đội tuyển đua thuyền Việt Nam và là HLV của đội tuyển đua thuyền TP.HCM trong nhiều năm qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tìm có một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Điều không may xảy đến khi kết luận đưa ra là anh bị u gan và được chỉ định mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó anh mổ cắt bỏ 1/2 lá gan, sức khỏe suy yếu. Sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết phần gan còn lại cũng trong tình trạng báo động, phác đồ điều trị về lâu dài sẽ rất vất vả và khó khăn".Ông Hoàng Đức Tân cho biết thêm hoàn cảnh gia đình của HLV Võ Văn Tìm rất khó khăn khi con nhỏ mới 11 tháng tuổi, công việc của vợ thu nhập không ổn định. Gia đình nhỏ của anh cũng phải ở ké tại ký túc xá CLB Thể dục thể thao Thanh Đa mà Tìm là trụ cột. Thời gian qua, các đồng nghiệp trong đơn vị đã cùng nhau đóng góp để san sẻ chi phí điều trị cho Tìm. Tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất nên phía gia đình xin phép được xuất viện về nhà, nếu điều kiện cho phép mới có thể chữa trị. Vì thế rất mong nhận được sự chia sẻ, thăm hỏi động viên từ các anh, chị, cô, chú, các nhà hảo tâm, để gia đình em Tìm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hường, vợ của HLV Võ Văn Tìm thổ lộ: "Gia đình nội ngoại chúng tôi chúng tôi đều khó khăn nên 2 vợ chồng phải tự lo mọi thứ. Mẹ tôi cũng đang bị ung thư tuyến giáp nên cháu nhỏ nhờ bà nội trông giúp. Bác sỹ nói chi phí chữa trị cũng từ vài trăm hoặc trong tình huống xấu phải ghép gan thì chi phí cả tiền tỉ nên gia đình chẳng biết xoay xở thế nào. Tôi chỉ biết động viên anh cố gắng từng ngày". Bà Dương Hồng Hạnh - Chánh văn phòng Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam kiêm phụ trách bộ môn đua thuyền Cục TDTT cũng có thư ngỏ đến các anh chị em HLV, VĐV môn đua thuyền và các bạn bè gần xa về hoàn cảnh của HLV Võ Văn Tìm với hi vọng: "tiếp thêm động lực, sức mạnh để Tìm sớm bình phục trở lại làm một người con hiếu thảo, người chồng mẫu mực, người cha kính yêu và đặc biệt là một HLV đua thuyền giỏi, đầy nhiệt huyết với nghề".HLV Võ Văn Tìm quê ở Phú Yên, người có công đầu trong đào tạo, huấn luyện giúp đội tuyển đua thuyền truyền thống TP.HCM nhất toàn đoàn từ năm 2019 đến năm 2024 trước khi anh lâm bệnh. Học trò nổi bật nhất của HLV Võ Văn Tìm chính là Hoàng Văn Vương, nhà vô địch SEA Games 32 năm 2023 tại Campuchia. Hồi tháng 6.2024, HLV Võ Văn Tìm còn dẫn dắt đội tuyển đua thuyền TP.HCM đoạt HCV ở giải đua thuyền truyền thống tại Nga. Thông tin hỗ trợ HLV Võ Văn Tìm xin gửi về:- Họ và tên: Phan Thị Thiện (HLV đội tuyển đua thuyền TPHCM)- STK: 0531002572203 (Vietcombank)
Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm ngành vi mạch bán dẫn
Bạn đọc tuanduong1958@gmail.com nêu: "Số lượng cá nhân dạy thêm tại nhà trong thời gian dài vừa qua có thu nhập khá cao nhưng không nộp thuế thu nhập gây mất bình đẳng với nhiều người nộp thuế. Địa phương nên kiểm tra theo quy định mới là dạy thêm học thêm phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế thu nhập".Phụ huynh leminh cho rằng cần "công bố số đường dây nóng xử lý dạy thêm tại các địa phương, để người dân phản ánh".Tài khoản Lão Bản viết: "Dạy thêm, học thêm đã từ lâu trở thành một trào lưu xã hội và là nguồn thu nhập chính của nhiều giáo viên nên chắc chắn sẽ có nhiều sự biến tướng sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, vì vậy cần tăng cường kiểm tra, giám sát để thông tư có hiệu quả".Phụ huynh Kien Le thẳng thắn: "Tại sao giáo viên để học sinh mất kiến thức phải học thêm ngay từ cấp tiểu học?... Thông tư 29 ra đời dù trễ nhưng thiết nghĩ cũng đã đến lúc cần thiết để các con có được cái gọi là tuổi thơ, hạnh phúc bên gia đình cũng như sự công bằng trong lớp học".Bạn đọc Ha Nguyen tán đồng: "Bậc tiểu học chấm dứt tình trạng dạy thêm là hoàn toàn đúng. Nhiều giáo viên trong lớp và tại các trường ép các cháu học thêm. Hoan nghênh cấm nạn dạy thêm".Người đọc tên Khánh nguyễn trích dẫn lại những ý kiến trong bài viết của Báo Thanh Niên về quản lý như thế nào sau ngày 14.2.2025 khi Thông tư 29 dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực: "Nhiều giáo viên đặt vấn đề xin thuê phòng ở trung tâm để mở lớp dạy thêm, hoặc tìm hiểu xem họ có thể kết hợp với trung tâm để hợp thức hóa lớp dạy thêm của mình hay không... Một chủ trung tâm chuyên luyện thi đánh giá năng lực ở TP.HCM cho biết: "Nhiều thầy cô còn tìm tới trung tâm để đặt vấn đề nhằm lấy trung tâm làm vỏ bọc để duy trì việc dạy thêm của mình"... Một số thầy cô trường công có thể tìm chiêu để lách Thông tư 29, như từ dạy tại nhà đầu quân về trung tâm. Khi đó giáo viên có thể tuồn đề thi vào trung tâm và gợi ý học sinh đăng ký học với giáo viên khác nhưng vẫn được biết trước đề. Thậm chí, sau này các thầy cô có thể tìm cách tự mở trung tâm để thực hiện điều này bài bản hơn. Còn nhiều kẽ hở mà Thông tư chưa thể đề cập hết. Rất mong các cơ quan quản lý tiếp tục bổ sung và duy trì nghiêm lâu dài chứ đừng kiểu 'bắt cóc bỏ đĩa'".Phụ huynh Thành Phạm chia sẻ: "Hình như các cô, thầy đã từng có dạy thêm để thu tiền học sinh thì có băn khoăn về việc cấm dạy thêm học thêm chứ như tôi là một phụ huynh thì việc Bộ GD-ĐT cấm việc dạy thêm học thêm có thu tiền của học sinh mình dạy chính khóa là hoàn toàn đúng. Các cô, thầy muốn dạy ở đâu là quyền của các thầy, cô. Còn các trung tâm tổ chức dạy ở đây có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế thì ai cũng có quyền lao động để kiếm tiền mà".Người đọc với tài khoản là Ba Lê cho rằng việc quản lý kiểm tra dạy thêm học thêm là chưa đủ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải kiểm tra việc liên doanh liên kết của các cơ sở giáo dục với các trung tâm dạy các môn như tiếng Anh bản ngữ, kỹ năng sống, bởi "tôi thấy không có tác dụng gì, chỉ làm gánh nặng cho phụ huynh thôi".Ở góc nhìn khác về dạy thêm học thêm, tài khoản Ngọc Thành Sử chia sẻ: "Cấm dạy thêm, thầy cô khó một, phụ huynh khó mười. Nhà quản lý cắt ngọn mà không trị gốc, chương trình nặng nề, thay đổi liên tục, thực tế nếu không có thầy cô kèm thêm thì phụ huynh rất khó để hướng dẫn các em thêm ở nhà, vì xưa cha mẹ học khác, giờ còn học khác. Cần xem xét thấu đáo nhu cầu thực tế của người dân về việc dạy thêm, học thêm...".Còn bạn đọc Dang Bao tâm tư: "Mỗi năm mỗi đổi sách giáo khoa đổi chương trình dạy học riết giáo viên và học sinh giống như lạc vào mê cung. Nếu như lương giáo viên cao thì không ai cần dạy thêm cả và chương trình học của học sinh thay đổi liên tục khiến các cháu không bắt kịp. Chính vì vậy mà phải học thêm...".
Chiều 1.3, không khí trên sân vận động trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam Cup Thaco lần thứ 3 chính thức khởi tranh. Hàng nghìn sinh viên, cổ động viên đã phủ kín khán đài, mang theo cờ, băng rôn, trống kèn để cổ vũ cho các đội bóng tham dự. Tiếng hò reo, vỗ tay vang dội khắp sân, tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt như một trận đấu chuyên nghiệp.Đặc biệt, sự xuất hiện của HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang-Sik trên khán đài càng khiến không khí thêm bùng nổ. Ngay khi ông bước ra khu vực khán đài, đông đảo người hâm mộ đã nhận ra và lập tức vây quanh, xin chữ ký, chụp ảnh kỷ niệm. Một số sinh viên thậm chí còn mang theo áo đấu của đội tuyển Việt Nam và hồ hởi nhờ ông ký tặng. Trước tình cảm nồng nhiệt của người hâm mộ, HLV Kim Sang-Sik không giấu được nụ cười thân thiện và sẵn sàng giao lưu, trò chuyện với các bạn trẻ.Trả lời phỏng vấn sau khi theo dõi buổi khai mạc, HLV trưởng ĐT Việt Nam đánh giá cao tinh thần thi đấu của các cầu thủ trẻ và tin rằng bóng đá sinh viên sẽ là bệ phóng quan trọng cho bóng đá Việt Nam."Tôi rất vui mừng khi có thể đến tham dự giải đấu ngày hôm nay. Dù thời tiết khá nóng bức, nhưng tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết và sôi nổi của các sinh viên. Điều này thực sự khiến tôi rất ấn tượng. Sự cổ vũ cuồng nhiệt của các bạn cũng là một điểm đặc biệt, tạo nên không khí bóng đá rất đáng nhớ", ông nói.Khi được hỏi về vai trò của các giải đấu sinh viên trong việc phát triển bóng đá, ông Kim nhấn mạnh: "Tôi biết đây chỉ là một giải đấu dành cho học sinh, sinh viên, nhưng thông qua sự cạnh tranh lành mạnh, các bạn có thể có một môi trường tốt để rèn luyện và phát triển. Không chỉ là bóng đá, mà trong học tập hay bất cứ lĩnh vực nào, tinh thần nỗ lực và lòng tự hào về màu cờ sắc áo của trường mình sẽ giúp các bạn tiến xa hơn".Việc mở rộng giao lưu quốc tế không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn mà còn tạo động lực lớn hơn cho bóng đá sinh viên Việt Nam.HLV Kim Sang-Sik dành thời gian chụp ảnh cùng người hâm mộ trước khi rời đi trong tiếng reo hò đầy phấn khích. Hình ảnh vị thuyền trưởng đội tuyển quốc gia gần gũi, nhiệt tình với các bạn trẻ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người hâm mộ có mặt tại sân vận động chiều nay.
Cuộc sống của Amber Heard sau vụ kiện ồn ào với chồng cũ Johnny Depp
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.